Nha đam là một loại cây rất dễ trồng và chăm sóc. Để lá phát triển nhanh, to và mọng nhất, bạn nên tham khảo bài viết này để tìm hiểu cách trồng cây nha đam hợp lí.

Tìm hiểu về đặc điểm của cây Nha Đam

Cây nha đam (Aloe vera), hay còn gọi là lô hội, là một loại cây có lá mọng nước, không có thân hoặc thân đôi khi rất ngắn, cây trưởng thành có thể cao đến khoảng 60–100 cm (24–39 inch), nhánh cây lan rộng. Lá của cây này dày và có nhiều màu sắc khác nhau, từ màu xanh đến xám xanh. Một số giống cây này có đốm trắng trên phần trên và dưới của bề mặt lá cây. Lề lá giống như răng cưa và hoa nở vào mùa hè. Cây này có thể dễ dàng trồng cả trong nhà và ngoài trời.

Cây nha đam hay còn gọi là cây lô hội
Cây nha đam

Những lợi ích sức khỏe của nha đam bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, trì hoãn quá trình lão hóa, chữa viêm da, giảm các vấn đề về kinh nguyệt, giảm đau khớp và chữa lành vết thương. Cây cũng chữa buồn nôn, loại bỏ viêm loét, hạ đường huyết và nồng độ Cholesterol, giảm căng thằng, hạn chế quá trình oxy hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chữa lành các tác dụng phụ của phương pháp điều trị xạ trị và làm dịu triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Nó đã được sử dụng cho các lứa tuổi để giảm đau vì nó có đặc tính chống viêm tuyệt vời.

Đây là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, được ưa chuộng để trồng trong nhà bởi sự tiện ích của nó, có thể ứng dụng trong nhiều việc, từ chữa bỏng, thanh nhiệt giải độc, đến chữa bệnh và làm đẹp. Chỉ cần một vài nhánh lá nha đam rửa sạch, lấy phần thịt và gel bên trong là bạn đã có thể đem sử dụng dưới nhiều mục đích. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây nha đam sao cho lá cây phát triển nhanh to và mập mạp nhất.

Cách trồng cây nha đam để có được những chiếc lá to khỏe

Nha đam là một houseplant cực kỳ dễ trồng và chăm sóc. Cách trồng cây Nha Đam cũng khá đơn giản, cây có thể sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu (mặc dù nó thích ứng với ánh sáng mặt trời mạnh tốt hơn) và phát triển mạnh khi tưới nước không thường xuyên (ngập nước có khả năng giết chết cây).

Cách trồng cây nha đam
Cách trồng cây nha đam

Và nếu một cây quá khô, quá lạnh, hoặc có quá ít ánh sáng, cây có thể trông hơi đỏ và lá không được to, mập mạp, nhưng cây vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Dưới đây là một số mẹo để giúp cây trồng của bạn được chăm sóc tốt nhất có thể để giữ cho cây luôn xanh, đầy đặn và phát triển nhanh chóng và dạt kích thước lá to nhất có thể:

Lựa chọn giống cây nha đam

HIện nay có 2 loại nha đam phổ biến nhất:

Nha Đam Việt Nam: Là giống Nha Đam có lá nhỏ, màu xanh ,bẹ lá khá mỏng và có ít gai. Thường thì các gia đình Việt Nam chọn giống Nha Đam này trồng là vì nó nhỏ gọn và dễ trồng.

Nha Đam Mỹ: So với giống Nha Đam Việt Nam, giống Nha Đam Mỹ có lá dài, bẹ lá là to, nặng và có nhiều gai nhọn, phần phía sau là thường có 1 lớp phấn trắng. Đây là giống cây được trồng công nghiệp là chủ yếu bởi vì nó cho ra năng xuất cao.

Nha đam Việt Nam và Nha Đam Mỹ
Nha đam Việt Nam và Nha Đam Mỹ

Chuẩn bị đất

Nha đam cần một loại đất có độ thoát nước tốt. Nếu bạn trồng cây trong chậu hoặc thùng chứa, bạn nên chọn loại đất thit pha cát tơi xốp, trộn thêm xơ dừa, than xỉ, để giảm độ giữ nước của đất.

Chậu trồng

Loại chậu đất sét không tráng men hoặc thùng xốp được coi là lý tưởng để trồng cây này, vì chúng cho phép đất khô nhanh hơn so với chậu bằng nhựa. Hãy chắc chắn rằng chậu trồng của bạn phải có nhiều lỗ thoát nước ở dưới đáy. Chọn một chậu trồng có kích thước vừa đủ, chỉ đủ lớn cho rễ (và để hỗ trợ trọng lượng của lá mà không bị lật).

Ánh sáng

Các điều kiện nắng, ánh sáng đầy đủ là lý tưởng nhất, mặc dù nha đam vẫn có thể sống tốt chỉ với một chút ánh sáng mặt trời (trong điều kiện ánh sáng rất thấp, thực vật có thể không hoạt động và sẽ ngừng phát triển cho đến khi tăng mức ánh sáng). Nếu trong điều kiện ánh sáng yếu, lá cây sẽ không phát triển to và mập mạp. Vì vậy, bạn nên đảm bảo lượng ánh sáng tốt nhất cho cây.

Nước

Aloe vera là một loại cây ưa khô hạn. Điều này có nghĩa chỉ nên tưới nước khoảng hai tuần một lần hoặc thậm chí ít hơn, đặc biệt là vào mùa đông hoặc ở những vị trí thiếu ánh sáng, khi cây gần như không hoạt động. Đừng tưới nước mỗi ngày hoặc cố gắng giữ cho đất ẩm, bởi vì cây sẽ rât dễ bị thối rễ. Bằng cách tưới nước hợp lí, cây sẽ phát triển tươi tốt nhất và lá sẽ tăng trưởng đến độ mọng nước, mập mạp, to nhất

Bạn có thể di chuyển cây nha đam ra ngoài trời vào mùa hè. Để tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời gay gắt, đặt chúng ở một vị trí râm mát (ngay cả dưới ghế hoặc bàn sẽ hoạt động) lúc đầu và di chuyển chúng một vài ngày một lần cho đến khi cây được hứng nắng suốt cả ngày.

Các kỹ thuật trồng nha đam

Cách trồng nha đam bằng lá

Vật dụng cần chuẩn bị: Một nhánh nha đam còn tươi tốt, Chậu cây với lỗ thoát nước lớn, Bình tưới nước, Đất trồng, Một mảnh gốm (sứ) vỡ nhỏ, Dao, Bao tay

Trồng Nha Đam Bằng Lá
Trồng Nha Đam Bằng Lá

Bạn cần chuẩn bị loại đất pha cát một chậu trồng có khả năng thoát nước tốt. Cho đất vào đầy chậu cách miệng chậu khoảng 2cm. Lấy một nhánh cây Nha Đam đặt trên mặt đất trong chậu rồi lấy tay vun một chút đất đế che một nửa nhánh nha đam lại. Sau khi bạn vùi nhánh Nha Đam vào chậu bạn cần tưới nước nhẹ xung chậu và lưu ý theo dõi độ ẩm của đất để có thể tưới cây kịp thời.

Cách trồng nha đam bằng cây con

Để trồng nha đam bằng cây con trong chậu hiệu quả thì bạn nên chọn được kích thước chậu và cây phụ hợp. Chuẩn bị đất trồng theo tỷ lệ  yêu cầu rồi sau đó đặt cây con vào, cho đất đến đến vừa miệng chậu là được.

Trồng nha đam bằng cây con
Trồng nha đam bằng cây con

Cách trồng nha đam thủy sinh

Cách trồng này hoàn toàn không cần dùng đất. Trước hết, bạn hãy chuẩn bị một lọ thủy tinh kích thước phù hợp với kích thước là độ dài của dễ. Nhẹ nhàng tách cây nha đam ra khỏi đất rồi rửa sạch phần đất còn lại ở rễ cây. Sau đó trồng cây vào các lọ  thủy tinh đã được chuẩn bị sẵn. Nhớ bổ xung chất dinh dưỡng dưới dạng dung dịch để cây phát triển tốt nhất.

Trông cây nha đam thủy sinh
Trông cây nha đam thủy sinh

Những lợi ích của cây nha đam

Tác dụng của Nha Đam trong chữa bệnh

Nha đam có thể tự sản xuất ra hai chất được sử dụng cho y học: gel thu được từ các tế bào ở trung tâm của lá, và mủ thu được từ các tế bào ngay dưới bề mặt lá.

Cây cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trong việc điều trị hen suyễn, viêm loét dạ dày, tiểu đường và các tác dụng phụ nhẹ nhàng của điều trị bức xạ. Cây cũng được sử dụng để điều trị trầm cảm nhẹ, táo bón, mụn nhọt,…Nha đam còn có một loạt các lợi ích khác Gel của chúng được sử dụng để điều trị viêm xương khớp, bệnh đường ruột, sốt, ngứa và viêm.

Nha đam chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và chức năng của tất cả các hệ thống của cơ thể:

  • Cây có chứa các vitamin chống oxy hóa A, C và E – cộng với vitamin B12, axit folic và choline.
  • Cây chứa tám enzyme, bao gồm aliiase, phosphatase kiềm, amylase, bradykinase, carboxypeptidase, catalase, cellulase, lipase và peroxidase.
  • Các khoáng chất như canxi, đồng, selen, crom, mangan, magiê, kali, natri và kẽm đều có chứa trong nha đam.
  • Nha đam cung cấp 12 anthraquinon – hoặc các hợp chất được gọi là thuốc nhuận tràng. Trong số này có aloin và emodin, hoạt động như thuốc giảm đau, kháng khuẩn và kháng vi-rút.
  • Bốn axit béo  có mặt, bao gồm cholesterol, campesterol, beta-sisosterol và lupeol – tất cả đều cung cấp kết quả chống viêm.
  • Các hormone được gọi là auxin và gibberellins có mặt; chúng giúp chữa lành vết thương và có đặc tính kháng viêm.
Lợi ích của cây nha đam
Lợi ích của cây nha đam

Trước khi dùng nha đam, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn dùng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc tiểu đường
  • Thuốc kích thích nhuận tràng
  • Thuốc lợi tiểu
  • Không dùng nha đam nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Có một số báo cáo về lô hội gây sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể bị đau bụng, chuột rút và tiêu chảy

Tác dụng của Nha Đam trong làm đẹp

Nha đam không chỉ có tác dụng về y học, Nha Đam còn có những chức năng như một loại mỹ phẩm. Hầu hết mọi người sử dụng gel nha đam như một biện pháp khắc phục các vấn đề về da, bao gồm bỏng, cháy nắng, bệnh vẩy nến và vết viêm loét, eczema…Trị các loại mụn, dị ứng da hay các vết côn trùng cắn.

Nha đam chứa hai hormone là Axin và Giberelin giúp bảo vệ da khỏi tia UV cũng như trị các vết rạn và vết thương trên ra. Nó cũng cung cấp một số chất chống oxy hóa như beta carotene, vitamin C và vitamin E cải thiện tình trạng nếp nhăn cho làn ra trẻ trung hơn.

Nha đam cũng có các enzyme giúp thúc đẩy việc mọc tóc, protein giúp tái tạo và tiêu diệt các tế bào chết, cân bằng độ pH của da đầu.

Vào mùa khô, chúng ta có thể dùng tinh dầu nha đam để dưỡng ẩm cho ra hoặc môi.

Tác dụng của Nha Đam trong làm đẹp
Tác dụng của Nha Đam trong làm đẹp

Dùng Nha Đam để chế biến món ăn

Nha Đam là một loại nguyên liệu được yêu thích trong nhiều món ăn giải nhiệt như: Trà Tắc Nha Đam, Sữa chua Nha Đam, kem Nha Đam,… Thông thường người ta sẽ gọt bỏ phần vỏ ngoài và sử dụng phần thịt nha đam để chế biết các món ăn.

Nha Đam thường được dùng trong những món giải nhiệt
Nha Đam thường được dùng trong những món giải nhiệt

Những lưu ý và cách chăm sóc khi trồng cây nha đam

  • Nha đam không thể trồng bằng lá mà thường được nhân giống bằng cách tách các cây bản sao trẻ ra khỏi gốc cây trưởng thành hoặc từ hệ rễ. Những cây non này phải được xử lý cẩn thận.
  • Cây nha đam thích 8-10 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
  • Cây Nha Đam là một loại cây ưa nắng vừa, mặc dù đặc điểm thích ứng của cây cho phép nó phát triển mạnh trong điều kiện nhiều ánh sáng, nhưng cây vẫn có thể bị “thiêu đốt” nếu ánh sáng mặt trời quá gay gắt. Di chuyển cây đến một khu vực râm mát hơn nếu lá bắt đầu chuyển sang màu nâu.
  • Lưu ý không được để các lá cây bị vùi trong đất hoặc tiếp xúc với đất quá lâu, bởi sẽ rất dễ bị thối. Che phủ bề mặt của đất bằng sỏi hoặc đá nhỏ. Đặt một lớp đá nhỏ xung quanh gốc của cây nha đam, vừa bảo vệ lá, vừa giảm sự bay hơi
  • Không tưới nước quá nhiều trong vài ngày đầu sau khi trồng.
  • Cây lô hội không cần bón phân, và sử dụng quá mức có thể gây hại cho cây hoặc làm cho cây phát triển một cách không lành mạnh. Nếu bạn muốn khuyến khích tăng trưởng, sử dụng một lượng nhỏ hỗn hợp nitơ, photpho và kali, bón định kì mỗi năm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa sinh trưởng.
  • Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn nếu thấy lá mỏng, nhỏ và thấp.
  • Ngừng tưới nước nếu lá chuyển sang màu vàng hoặc rụng.

Nha đam không chỉ là một cây có nguồn gốc từ văn hóa dân gian, đó là điểm mấu chốt của ngành công nghiệp hàng triệu đô la kéo dài từ các loại kem dưỡng da, các sản phẩm làm đẹp đến nước trái cây bổ dưỡng và chế độ ăn uống bổ sung. Theo thời gian, nha đam đã dần tích hợp hoàn toàn vào mọi thứ chúng ta sử dụng. Những cây nha đam mà bạn tự trồng tại nhà cũng là một trong những minh chứng cho thấy loài cây này gắn bó với đời sống thế nào. Hy vọng bài viết của Góc Xanh Mướt sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về cách trồng cây nha đam và chăm sóc chúng để thu hoạch được những chiếc lá mập mạp, khỏe mạnh, căng mọng nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *