Có nên trồng cây xương rồng trong nhà hay không ? Là câu hỏi phổ biến của nhiều người yêu cây cảnh. Cũng như bao giống cây xanh trong nhà khác, cây xương rồng không chỉ mang lại không gian sống gần gũi với thiên nhiên mà còn tạo ra điểm nhấn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phong thủy việc trồng cây xương rồng trong nhà là không nên. Vậy lý do là gì hãy cùng Góc Xanh Mướt tìm hiểu nhé !

Tổng quan về cây xương rồng

Để có thể trả lời câu hỏi bên trên, điều quan trọng nhất là chúng ta nên khám phá nhiều hơn về đặc điểm và công dụng của loại cây này.

Một trong những thú vui tao nhã của con người thời nay đó là chơi cây cảnh (cây kiểng). Người thì chọn cho mình những loại cây thanh cao, nhã nhặn như tùng, cúc, trúc, mai, si, vạn tuế,… Người thì chọn gửi niềm vui vào những loại hoa đầy hương sắc. Cũng có những người chỉ thích của độc, hiếm lạ, đi sưu tầm những loại cây từ những miền đất xa xôi trên khắp các miền. Tất nhiên, cũng sẽ có nhiều người đam mê với các loại cây đặc biệt, toàn thân toàn gai góc, không mang cành lá nhưng vẫn có hoa như loài xương rồng.

Cây xương rồng

Xem thêm: Nên trồng xương rồng bằng đất gì ?

Xương rồng (tên kho học là Cactaceae, tên tiếng Anh là Cactus) vốn là một giống cây mọc hoang trên các vùng sa mạc rộng lớn, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm chỉ có cát nóng cháy. Nếu trồng những giống cây khác ở vùng này, chắc hẳn chẳng có cây nào sống nổi. Bởi vậy mà xương rồng được xem là loài có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nhất, có khả năng sinh trưởng trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Xương rồng là loài cây mọng nước, hai lá mầm và có hoa. Hầu hết các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, mọc thành nhiều dạng như cây lớn, bụi, khóm tròn, hoặc phủ sát mặt đất. Loại cây này rất độc đáo, không có lá hoặc lá tiêu biến nhiều, thân căng mọng, đầy gai, bởi vậy mà hoàn toàn phù hợp để sống trong điều kiện khô hạn nhất.

Hoa xương rồng rất đẹp, với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước theo tùy từng loài. Trước kia, người ta chỉ trồng xương rồng làm hàng rào trước cổng, hàng rào vườn vì quanh thân cây có rất nhiều gai.

Thế nhưng, ngày nay, khi nhiều giống xương rồng đẹp, độc, lạ được khám phá, lai tạo thêm nhiều giống mới, thì đây lại là một loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích và đem về trồng trong nhà như một món trang trí. Tuy nhiên, nhiều người quan tâm đến loại cây này vẫn luôn băn khoăn câu hỏi: liệu trồng xương rồng trong nhà có tốt hay không?

Tác dụng của cây xương rồng

Xương rồng có rất nhiều loại, tương ứng với đó là nhiều tác dụng khác nhau. Có loại dùng để trưng bày trong nhà, loại trồng để làm tường rào, loại dùng ăn được, loại có thể dùng để chữa bệnh. Như vậy, tùy vào mục đích sử dụng, ta nên chọn loại xương rồng phù hợp, gắn với tác dụng của nó. Tuy nhiên, ta có thể xác định 3 tác dụng chính của xương rồng hiện nay như sau:

Là một loại cây cảnh trang trí

Là một loại cây trang trí

Xương rồng là một loại cây trang trí rất đa dạng về hình dáng: dạng hình cầu, hình trụ, hình tròn hoặc oval, dạng bẹt (hình vợt), treo rủ thõng xuống,… Lá xương rồng cũng rất đa dạng: lá hình tròn, lá kim, dạng chuỗi hạt hoặc gai nhọn. Đặc biệt, hoa xương rồng rất đẹp, màu sắc vô cùng phong phú như hồng ngọc, vàng, đỏ tía, xanh lá cây, lục nhạt, tím, vàng nhạt,… Bởi thế, đây là một loài cây rất thu hút những người yêu thích cái đẹp từ thực vật. Cũng vì vẻ đẹp của nó mà đây là một loại cây có tác dụng trang trí tuyệt vời.

Xương rồng rất dễ trồng, chịu hạn tốt, không phải tưới nước thường xuyên, nên nhiều người lựa chọn đặt một chậu nhỏ trên bàn làm việc, bàn học, phòng khách hoặc trồng những loại lớn hơn làm cây cảnh. Các loại xương rồng để trang trí phổ biến như chuỗi ngọc bi, xương rồng ngọc bích, xương rồng cầu vồng, cây càng cua, xương rồng bát tiên, cây sen đá,…

Nhìn chung, đối với những người đam mê xương rồng, mỗi người thường chọn cho mình ít nhất một loại xương rồng theo sở thích, hoặc cũng có người sưu tầm rất nhiều giống xương rồng khác nhau, làm thành một bộ sưu tập để trưng bày.

Là một loại cây rất tốt cho sức khỏe

Cây xương rồng ảnh hưởng tốt đến sức khỏe
Cây xương rồng ảnh hưởng tốt đến sức khỏe

Theo Đông y, cây xương rồng nói chung có vị đắng, tính hàn và có chứa độc. Ngày xưa, dân gian vẫn hay dùng nhựa cây xương rồng là thuốc chữa đau bụng, pha thêm với nhiều vị thuốc khác nữa mới có thể sử dụng. Nhiều người còn lấy xương rồng để dùng như một loại thuốc sát trùng, kháng sinh.

Theo y học Trung Hoa, người ta thường sử dụng loại cây này để hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc, tán ứ tiêu thụng, chữa táo bón và ho.

Ngoài ra, chiết xuất từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh khá mạnh. Nó cũng được sử dụng để chữa bệnh như viêm khớp, phù nề, xóa mụn cóc và điều trị các chứng bệnh ngoài da. Chỉ cần lấy thân cây sắc nước uống là có thể chữa bệnh gút.

Tại Ấn Độ, người ta thường lấy xương rồng tươi, rửa sạch rồi nghiền nát, đắp vào chỗ sưng nhọt, có tác dụng chữa một số bệnh ngoài da, phù thũng. Quả loại cây này cũng được dùng làm thuốc trị bệnh ho gà. Còn trong y học dân gian Mexico, đây là bài thuốc hữu hiệu dùng để điều trị bệnh lậu, các bệnh như tiểu đường, hen suyễn, huyết áp, giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa và bệnh tăng nhãn áp.

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, xương rồng còn có thể giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ các thiết bị điện tử. Đó là lí do vì sao loại cây này thường được đặt ở bàn làm việc, gần các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, hoặc đặt trong phòng khách gần ti vi,…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nhiều cách để giảm bớt tác hại của các bức xạ, các tia tử ngoại, thì việc đặt một cây xương rồng gần các thiết bị điện tử là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Như vậy, có thể thấy rõ, từ xưa đến nay, xương rồng có những tác dụng thần kì đối với sức khỏe con người.

Là một loại thực phẩm

Xương rồng cũng được chế biến như thực phẩm
Xương rồng cũng được chế biến như thực phẩm

Nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng theo thống kê thì trên thế giới hiện nay đang có khoảng 350 món ăn được chế biến từ xương rồng. Từ những món như salad xương rồng, xương rồng sào ớt, gỏi xương rồng … loài cây gai góc này đã được sử dụng rộng rãi như môt loại thực phẩm. Ở Mêhicô và các quốc gia Châu Mỹ, các món ăn từ xương rồng rất phổ biến, chúng thường được sơ chế và bán như một loại rau ăn thường ngày.

Là loại cây phong thủy

Xương rồng có khả năng xua đuổi tà mà và những điều không may mắn
Xương rồng có khả năng xua đuổi tà mà và những điều không may mắn

Vì loại cây này rất gai góc, quanh thân được bao phủ bởi gai nhọn, nên theo phong thủy, người ta cho rằng không nên trồng loại cây này trong nhà, vì nó sẽ đem lại những điềm xấu nhất, đau khổ nhất đến cho gia chủ.
Tuy nhiên, theo những quan niệm mới đây, cây xương rồng có tác dụng xua đuổi tà ma và những điều không may mắn. Nên đặt cây ở những nơi như trước cửa, đầu giường, đầu nhà, để cây phát huy tốt tác dụng, giúp gia chủ yên tâm và bớt căng thẳng.

Là món quà lưu niệm ý nghĩa

Xương rồng là một món quà lưu niệm ý nghĩa
Xương rồng là một món quà lưu niệm ý nghĩa

Cây xương rồng không những đẹp mà còn có nhiều ý nghĩa đáng quý, là một món quà đặc biệt có thể dành tặng bạn bè, người thân, người yêu. Vì cây có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt nhất, nên nó tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ, cứng rắn.

Các loài xương rồng hầu hết sống rất lâu năm, tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Loại cây này còn gắn với câu chuyện tình yêu kết thúc không có hậu, là tình yêu chung thủy, nồng nàn, mãnh liệt nhưng không dám thổ lộ.

Vậy có nên trồng cây xương rồng trong nhà hay không?

Có nên trồng cây xương rồng trong nhà hay không ?
Có nên trồng cây xương rồng trong nhà hay không ?

Với những tác dụng như trên, ta hoàn toàn có thể khẳng định, trồng một chậu cây xương rồng trong nhà rất tốt cho bạn cả về thể chất và tinh thần. Tùy vào mục đích sử dụng, bạn nên chọn loại xương rồng thích hợp để trồng.

Đây cũng là loại cây dễ trồng và có sức chịu đựng điều kiện khắc nghiệt tốt, nên chỉ cần đảm bảo không tưới nhiều nước cho cây là ổn. Nếu bạn muốn đặt cây vào trong nhà nhưng vẫn băn khoăn về vấn đề phong thủy, bạn có thể tìm hiểu xem nên đặt cây ở vị trí nào là tốt nhất.

Như vậy, câu trả lời cho việc trồng xương rồng trong nhà có tốt hay không đã được chúng ta giải đáp bằng những tác dụng tích cực của loại cây này.

Trồng cây, trồng hoa là bắt nguồn sở thích của bản thân, cũng là niềm vui của chính bạn. Chỉ cần bạn cảm thấy thư giãn và luôn vui vẻ với những loài cây, loài hoa có ích mà mình yêu thích, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề có hợp phong thủy hay không, bởi lẽ từ bỏ một đam mê bình dị, một sở thích giản đơn cũng là một chuyện không vui trong cuộc sống. Chúc các bạn luôn sống với đam mê của mình và có được những chậu xương rồng tuyệt vời nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *