Biết được cách bố trí nhà vệ sinh nhỏ/vừa/lớn cho phép bạn linh hoạt trong việc thiết kế và tạo nên không gian cá nhân hóa. Vậy làm thế nào để bố trí phòng tắm hiệu quả? Cần lưu ý những điều gì để gia đình luôn thịnh vượng? Hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được giải đáp tất tần tật, bạn nhé!
Vì sao nên biết cách bố trí nhà vệ sinh?
Nắm được nguyên tắc trang trí nhà vệ sinh và cách chọn nơi lắp đặt thiết bị phòng tắm sẽ mang đến bạn những lợi ích như sau:
- Tạo cảm giác rộng rãi: Nhà vệ sinh thường có diện tích nhỏ, do đó bố trí hợp lý giúp tận dụng tối đa không gian mà vẫn đảm bảo tính tiện nghi.
- Đảm bảo an toàn: Biết cách bố trí giúp tránh nguy cơ trượt ngã và va đập với các thiết bị trong phòng tắm, đặc biệt khi có trẻ nhỏ và người già.
- Tăng thẩm mỹ: Một không gian được sắp xếp phù hợp sẽ trông gọn gàng, đẹp mắt hơn và mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
- Tăng hiệu quả sử dụng: Lắp đặt nội thất phòng vệ sinh đúng cách giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các thiết bị, tối ưu thao tác hàng ngày.
- Tiết kiệm phí cải tạo: Có không gian nhà tắm chuẩn chỉ từ đầu, bạn sẽ không cần thay đổi, từ đó giảm chi phí sửa chữa cũng như nâng cấp.
- Cá nhân hóa không gian: Học cách bố trí phòng tắm cho phép bạn thiết kế theo sở thích cá nhân và thể hiện được “chất riêng” của gia chủ.
- …
Nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh tiêu chuẩn
Khi bố trí nhà vệ sinh, hãy quan tâm đến 2 yếu tố chính, gồm: Diện tích và phong thủy. Từ đó, bạn có thể mua bộ nội thất nhà tắm phù hợp, tiết kiệm diện tích và đảm bảo về mặt công năng sử dụng. Cụ thể:
Theo diện tích
Xét về diện tích, sẽ có 3 loại nhà tắm như sau:
Bố trí nhà vệ sinh nhỏ
2,5 – 3m vuông là kích thước chuẩn tối thiểu của một không gian vệ sinh, thường ứng dụng tại các quán cà phê, bên dưới cầu thang, phòng trọ,… Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo cách bố trí phòng tắm như sau:
- Lavabo: Ưu tiên loại bồn đặt góc (treo tường) để tiết kiệm diện tích sàn.
- Bồn cầu: Chọn bồn cầu nhỏ gọn, có két nước âm sẽ vô cùng hợp lý
- Đèn điều hòa: Gắn 1 – 2 đèn trên trần để đảm bảo đủ ánh sáng.
- Vòi sen: Sen tắm cầm tay cơ bản là lựa chọn ít chiếm diện tích.
- Gương: Tùy chọn phong cách gương cổ điển/hiện đại và lắp ngay trên lavabo.
Bố trí nhà vệ sinh vừa
Đối với phòng tắm vừa (diện tích khoảng 4 – 6m vuông) sẽ thoải mái hơn về không gian và bạn có thể trang bị thêm những thiết bị khác như: Bồn tắm, máy sấy tay,… để tăng tính tiện nghi. Gợi ý bố trí nhà tắm hiệu quả:
- Gương: Sử dụng loại lớn, có tính năng hút ẩm và không bám sương.
- Lavabo: Chọn theo sở thích (chậu treo tường, có chân lửng, đặt sàn, bàn đá,…).
- Bồn cầu: Kích thước vừa phải, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong gia đình.
- Vòi sen: Bố trí ở cuối phòng, gần vị trí thoát nước (nên có vách ngăn khu vực tắm).
- Bồn tắm: Đặt gần vòi sen, ưu tiên loại bồn có kích thước tối đa dài 1,4m.
- Hệ thống ánh sáng: Dùng đèn âm trần, kết hợp đèn gần khu vực gương và lavabo.
Bố trí nhà vệ sinh lớn
Bố trí nhà vệ sinh lớn (từ 10m vuông) cũng là một “bài toán khó”. Nếu để trống quá nhiều không gian sẽ tạo cảm giác lạc lõng cho người dùng. Ngược lại, phòng tắm trở nên rối mắt hơn khi bạn cố gắng lấp đầy diện tích bằng cách đặt thêm nhiều thiết bị/vật dụng. Vậy làm thế nào để bố trí thiết bị vệ sinh ở nhà tắm lớn? Hãy tham khảo:
- Bồn cầu: Thoải mái chọn phong cách cơ bản bằng sứ hoặc cao cấp như bồn cầu dát vàng dubai.
- Tủ lavabo: Cho phép bạn mở rộng không gian lưu trữ khăn tắm, sữa tắm, dầu gội,…
- Gương – tủ gương: Lắp ở vị trí ngay phía trên lavabo giúp sử dụng tiện lợi hơn.
- Bồn tắm: Đặt bồn tắm (cơ bản hoặc có chân đế) ở góc phòng, gần cửa sổ nếu có.
- Vòi sen tắm: Bố trí trong khu vực bồn tắm, nên trang bị vách ngăn bằng kính.
- Hệ thống kệ: Giúp cất giữ các vật dụng cần thiết, dùng kệ đơn hoặc tủ âm tường.
Theo phong thủy
Trên phương diện phong thủy, phòng vệ sinh đặt theo hướng Tây Bắc, Đông Nam hoặc phương bị Đông (tính từ vị trí trung tâm ngôi nhà) sẽ giúp gia chủ lấn át được hung tướng. Song song với đó, hãy xem xét và tránh các hướng xung khắc với tuổi (âm lịch) của nam nữ chủ nhà.
Những điều đại kỵ khi bố trí nhà vệ sinh
Để có được không gian phòng vệ sinh chuẩn chỉ theo phong thủy và đảm bảo sự thịnh vượng cho gia đình, bạn cần:
- Tránh hướng Đông Nam và Tây Nam: Nhà vệ sinh có thủy khí nặng, trong khi 2 hướng này mang thổ khí sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy” gây giảm tài vận, sức khỏe.
- Tránh hướng Bắc và Đông Bắc: Được coi là “Hậu quỷ môn”, khu vực vệ sinh ở phía này sẽ tạo ra hung khí, có thể làm cho gia chủ bị bệnh về xương khớp, tiêu hóa.
- Tránh đặt giữa nhà: Vì sẽ làm hỏng nội khí của cả ngôi nhà, đặc biệt nơi đây rất khó thông thoáng và có phần ảnh hướng đến không gian và nhiều công năng khác.
- Tránh đặt ở cổng/đối diện cửa chính: Đây là điều đại kỵ, do vận khí tốt thường đi vào cửa chính – đặt phòng vệ sinh hướng này sẽ hút hết tài lộc và sức khỏe.
- Tránh đặt dưới cầu thang: Có thể gây ra tình trạng vô sinh hoặc trẻ con trở nên khó bảo và nghịch ngợm hơn theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa.
Câu hỏi thường gặp về bố trí nhà tắm
Dưới đây là phần giải đáp một số câu hỏi liên quan đến chủ đề bố trí nhà vệ sinh mà bạn nên tham khảo:
Có nên đặt phòng vệ sinh bên trên nhà bếp hay không?
Theo phong thủy, không nên lắp đặt nhà vệ sinh bên trên phòng bếp. Nhà vệ sinh mang năng lượng âm, trong khi bếp đại diện cho hỏa khí và sự thịnh vượng. Sự xung đột giữa hai nguồn năng lượng này có thể gây ra mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tài lộc của gia đình.
Nhà vệ sinh tiêu chuẩn có diện tích bao nhiêu?
Diện tích nhà tắm hợp lý thường dao động từ 3 – 6m vuông cho không gian vừa và nhỏ, từ 6 – 10m vuông được đánh giá là lớn. Kích thước này đảm bảo sự thoải mái trong việc bố trí nhà vệ sinh với đủ thiết bị cơ bản (bồn cầu, lavabo và vòi sen).
Đặt bếp dựa lưng vào nhà vệ sinh có tốt không?
Bố trí nhà tắm theo cách này là không hợp lý, vì nó mang nhiều uế khí sẽ tác động đến hỏa khí của bếp, làm giảm sự thịnh vượng và sức khỏe gia đình. Đặc biệt, sự xung đột giữa yếu tố nước của nhà vệ sinh và lửa của bếp dễ gây ra bất hòa và khó khăn tài chính.
Thiết kế nhà vệ sinh đặt trên phòng thờ sẽ bị gì?
Phòng thờ là nơi linh thiêng, đại diện cho sự tôn kính tổ tiên, trong khi nhà vệ sinh mang năng lượng uế khí. Việc đặt nhà vệ sinh phía trên phòng thờ có thể làm suy giảm vận may và sự tôn nghiêm, ảnh hưởng xấu đến tài lộc và sự hòa thuận trong gia đình.
Chắc hẳn giờ đây bạn đã nắm được các nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh rồi, phải không? Hãy áp dụng ngay những kiến thức vừa có được để sáng tạo nên không gian phòng tắm lý tưởng cho gia đình của bạn nhé!