Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh được trồng phổ biến. Nhưng nhiều người vân thắc mắc cây lưỡi hổ có độc không, tác dụng cũng như những mặt hạn chế của loại cây này. Chính vì thế cùng Góc Xanh Mướt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ hay còn được gọi với nhiều cái tên như cây Lưỡi Cọp, Hổ Vĩ,…Là một loại cây thuộc họ Măng Tây. Lưỡi Hổ được trồng chủ yếu như một cây cảnh trong nhà vì đặc tính phù hợp với khí hậu mát mẻ và không ưa nắng gắt. Là một loài cây mọng nước và chịu hạn khá tốt thế nên loài cây này không cần tưới tiêu quá nhiều, thậm chí chỉ cần tưới nước mỗi 2 tháng 1 lần nếu tưới quá thường xuyên có thể dẫn đến ngập úng, thậm chí là thối dễ.
Đặc điểm hình dáng của cây lưỡi hổ trưởng thành có thể cao tới 80cm. Lá cây mọc thành các cành từ gốc, có màu xanh đậm đôi lúc có viền vàng nhẹ kéo dài từ gốc đến ngọn, cứng, dày lá và bóng.Lá cây có dạng giáo hẹp, trung bình 5 – 6 bụi trên một cây. Hoa cây lưỡi hổ nhỏ, mềm, mọc thành từng cụm màu trắng ngà. Quả của loại cây màu vàng cam có hình cầu.
Những lợi ích của cây lưỡi
Là một loại cây cảnh, Lưỡi Hổ được nhiều chuyên gia chứng minh là có nhiều tác dụng tốt. Theo Wiki, Có những nghiên cứu không khí sạch NASA cho thấy cây Lưỡi Hổ có phẩm chất thanh lọc không khí tốt, có khả năng loại bỏ 4 hoặc 5 chất độc chính. Bằng cách sử dụng tiến trình thực vật CAM (Trao đổi chất Axit), đặc biệt là một trong những cây có khả năng hấp thụ CO2 vào buổi tối.
Khi sử dụng Lưỡi Hổ để trang trí nhà cửa, không chỉ giúp mang đến không gian bắt mắt, cây cũng mang đến ý nghĩa may mắn trong phong thủy, theo quan niệm phong thủy cây có khả năng xua đuổi tà khí và thu hút vận may đến cho gia chủ.
Vậy, cây lưỡi hổ có độc không?
Theo như những tác động tích cực có thể thấy rõ, xét về mọi phương diện, loài cây này đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe và cuộc sống của con người, được ưa chuộng sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo y học, bên cạnh việc cây Lưỡi ổ còn rất hiệu quả trong việc chữa một số loại bệnh như viêm họng, mất tiếng, ho khan, ho gà,… hay cũng có thể chữa bệnh viêm tai giữa, chỉ cần dùng cây này hơ nóng, sau đó giã dập, vắt lọc lấy nước để dùng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một điều là loài cây này có chứa chất độc saponin có thể gây độc nhẹ. Nếu không may ăn phải sẽ có khả năng gây sưng đau miệng, có cảm giác buồn nôn, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và gây những triệu chứng kích ứng trên da người.
Đối với những người có làn da nhạy cảm như trẻ em, hoặc người bị ứng với thành phần của cây, khi tiếp xúc với dịch cây lưỡi hổ có thể gặp phải các vấn đề như nổi mẩn, dị ứng, hoặc viêm da. Do đó, cần phải đề phòng và tránh tiếp xúc trực tiếp với cây lưỡi hổ, đặc biệt là nếu có trẻ em trong gia đình.
Còn ở loài chó mèo, khi ăn phải nhựa từ cây này, triệu chứng đầu tiên gặp phải là tiêu chảy, nôn mửa, yếu ớt, kém ăn. Vì thế, tuyệt đối không được nhai, nuốt phải loại cây này và để chúng tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng của bạn để đảm bảo an toàn.
Độc Tố Saponin của loại cây này tập trung nhiều nhất ở trong Lá và Nhựa cây, bạn nên lưu ý khi tiếp xúc và không nên ăn vào. Trong phần Hoa của cây Lưỡi Hổ cũng chứa một ít độc tố và không đáng kể nhưng bạn cũng nên chú ý không nên ngắt hoa để tránh những trường hợp không mong muốn.
Như vậy, với câu hỏi cây lưỡi hổ có độc không chắc hẳn bạn đã tìm dược câu trả lời. Tuy nhiên, cần đảm bảo trông cây an toàn, đúng theo hướng dẫn để đảm bảo cây được trông tốt và chất lượng nhất.
Cây lưỡi hồ ăn có chết người không?
Cây Lưỡi Hổ có chứa độc và việc ăn sống cây lưỡi hổ có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn như đau bụng, nôn mửa, và tiêu chảy. Tuy nhiên, hoạt tính độc Saponin trong cây lưỡi hổ không quá cao, khi sử dụng không ảnh hưởng đến tính mạng người dùng.
Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng đúng, cây Lưỡi Hổ có thể có nhiều tác dụng chữa bệnh, như giảm dị ứng, làm dịu đau họng, và hỗ trợ vấn đề dạ dày. Dưới đây là một số công dụng về sức khỏe của cây lưỡi hổ mà bạn nên biết.
- Làm giảm dị ứng ở da: Lá cây lưỡi hổ có tính sát khuẩn và kháng viêm, tương tự như lá nha đam. Nếu có vết thương, bỏng, rộp, cháy nắng, hoặc dị ứng nổi mẩn ngứa, bạn có thể cắt lá lưỡi hổ và đắp lên để sát khuẩn và giúp hạn chế vết thương để lại vết thâm.
- Dùng làm chất sát khuẩn trên da: Gel của cây lưỡi hổ được sử dụng như sữa tắm, nước rửa tay, hoặc rửa chén để tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da, giúp làn da trở nên căng mịn và thơm mùi.
- Dùng làm nước súc miệng: Gel lưỡi hổ có tính kháng khuẩn và mùi thơm từ các chất thảo dược, giúp giảm sâu răng, khử hôi miệng, và trị chứng chảy máu chân răng.
- Trị hen suyễn: Sử dụng gel lưỡi hổ trong nước sôi và hít hơi nóng để ngăn chặn cơn suyễn, giúp hô hấp dễ dàng hơn và kết thúc cơn suyễn nhanh chóng.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Trồng cây lưỡi hổ trong không gian làm việc có thể giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi do thiếu không khí trong lành. Màu sắc tươi mới của cây cũng đem lại cảm giác thư thái và bảo vệ sức khỏe.
Lưu ý rằng các thông tin trên chỉ mang tính chất tư vấn, và nếu sử dụng cho mục đích chữa bệnh, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Trồng cây lưỡi hồ như thế nào để đảm bảo an toàn
Cây lưỡi hổ có độc không và có ảnh hưởng hay tác dụng như thế nào với sức khỏe thì chắc hẳn bạn đã biết, vậy làm thế nào để trông và chăm sóc cây lưỡi hổ để được an toàn và đảm bảo sức khỏe thì cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
- Loại đất trồng thích hợp nhất là đất có tính kiềm, khô cằn, tốt nhất là đất nên được trộn với xơ dừa, mùn cưa, xỉ than và phân hữu cơ.
- Chỉ tưới cho cây khi đất đã khô nứt, mùa hè thì khoảng 1 lần/ tuần và mùa đông khoảng 1-2 lần/ tháng.
- Mặc dù đây là loài cây chịu hạn nhưng cũng không nên để cây dưới thời tiết nắng nóng liên tục nhiều ngày
- Nhiệt độ phù hợp với sự phát triển của cây là từ 22-30 độ. Vì thế, vào mùa đông, khi dưới 10 độ, cây có thể sẽ chết dần. Bạn nên chú ý bón thêm phân, thêm dinh dưỡng cho cây.
- Để cây tránh xa trẻ em và chó mèo để tránh bị ngộ độc khi không may nhai, nuốt phải loại cây này.
Giải đáp: Có nên trồng cây lưỡi hồ hay không?
Tuy đã câu trả lời cho câu hỏi “cây lưỡi hổ có độc không” nhưng thành phần trong cây không quá cao và cũng không quá đáng lo nếu không biết cách sử dung cách lưỡi hổ đúng cách nhưng đây vẫn là một loại cây bạn nên trông trong nhà. Loại cây này không giúp thanh lọc không khí mà còn hấp thụ các độc tố, đặc biệt là những chất gây bệnh, như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Việc đặt cây lưỡi hổ trong nhà cũng có thể cải thiện chất lượng không khí bởi việc cây này giải phóng oxy, thậm chí cả vào ban đêm.
Tuy nhiên, với những gia đình có trẻ em hoặc thú cưng, cần chú ý hơn về tác hại của cây lưỡi hổ. Để tránh tình trạng trẻ em nhai và nuốt phải lá cây, nên đặt cây lưỡi hổ ở những vị trí xa tầm tay của trẻ. Điều này giúp giảm nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
Một số câu hỏi về cây lưỡi hổ
Nhựa cây lưỡi hổ có độc không?
Nhựa tiết từ phần lá cây lưỡi hổ có thể chứa nhiều độc tố nhất. Khi vô tình ăn phải, có thể gây ngộ độc nhẹ hoặc kích ứng với cơ thể, bao gồm các phản ứng như buồn nôn, đi ngoài, tiêu chảy, và một số kích ứng da khi đụng phải đặc biệt là da nhạy cảm.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thổ. Màu vàng trên lá của cây lưỡi hổ, là màu sắc tương sinh với người mệnh Kim và mệnh Thổ, mang lại vận thế tốt và thành công trong sự nghiệp.
Khi chọn cây lưỡi hổ để trang trí, người mệnh Kim và mệnh Thổ nên chú ý đến kích thước phù hợp với diện tích không gian trong nhà. Tránh đặt cây quá to trong không gian nhỏ, để không làm giảm ánh sáng và đảm bảo tận dụng được năng lượng tích cực mà cây mang lại.
Cây lưỡi hổ hợp tuổi gì?
Cây lưỡi hổ với lá vươn lên thẳng đứng thường được xem là biểu tượng của sự cứng cỏi và độc lập. Đối với những người tuổi Ngọ, có tính cách mạnh mẽ, nhiệt huyết, hướng ngoại, và khả năng lãnh đạo, cây lưỡi hổ là đại diện cho tính cách của họ.
Người tuổi Ngọ thường có tính khí nóng nảy và ham lợi lớn, có thể gặp khó khăn, trắc trở trong quá trình làm việc. Trồng cây lưỡi hổ sẽ giúp xua tan vận khí không tốt và mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Vị trí đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh trông trong nhà thích hợp trông theo các hướng như Đông, Đông Nam, cũng như trong phòng ngủ (trên bàn, bệ cửa sổ), ban công. Tránh đặt cây trong phòng tắm hay gần cửa ra vào để đảm bảo cây có thể phát huy tác động tích cực và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực trong môi trường.
Câu trả lời cho câu hỏi “cây lưỡi hổ có độc không” chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời. Tuy có một độc tố nhẹ, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bạn cũng cần phải cân nhắc vị trí đặt và cách chăm sóc để tráng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.