Cây dương xỉ một loại cây dường như đã quá thân thuộc với những con đường, những bờ giếng, của những ngôi làng ở thôn quê. Những bụi dương xỉ xanh rì đem lại vẻ tươi mát cho không gian, giúp không khí trong lành hơn. Trong những năm gần đây, rất nhiều lợi ích của dương xỉ được tìm ra, đã khiến cho loại cây này trở nên phổ biến ở ngay cả nơi đô thị. Cây được nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà hay nơi công sở. Bài viết dưới đây, mình xin gửi đến các bạn một số kiến thức về cây dương xỉ nhé!
Dương xỉ là loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Châu Á, cây cao trung bình từ 15-30 cm, phát triển thành bụi. Thân cây có dạng thân rễ hoặc thân bò lan, được bao bọc bởi nhiều vảy màu nâu dài. Lá cây thuộc loại lá chét dài tầm 15 – 30 mm, mép khía có tai bèo hoặc rìa có răng cưa nhỏ lượn tròn. Phía mặt sau lá có các đốm màu nâu hình tròn được gọi là bào tử (đây là nơi sinh sản của dương xỉ). Các đốm này được xếp thành 2 hàng xen kẽ với mép lá và gân. Các lá của cây xếp thành tán lá dài tầm 15 cm. Lá cây thường có màu xanh đậm ở những nơi râm mát, và có màu xanh đến vàng khi ở những nơi có nắng. Dương xỉ sinh dưỡng qua thân rễ, thường nhờ củ.
Ý nghĩa của cây dương xỉ
Dương xỉ là một loại thực vật có khả năng hấp thụ được các chất ô nhiễm như: toluen, xylen…, đặc biệt là khả năng là hấp thụ asen trong môi trường đất và nước. Trong không khí, cây lọc bỏ những bụi và chất độc hại làm cho không gian trong lành hơn. Bên cạnh đó, cây còn giúp làm giảm bức xạ từ máy tính và các đồ dùng điện tử trong gia đình.
Ngoài ra, dương xỉ còn là một vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh như: bong gân, cầm máu, đau lưng… Không chỉ thế, cây còn được dùng làm trang trí trong nhà, tại văn phòng hoặc nhà hàng, quán cafe..
Vị trí đặt cây
Dương xỉ thuộc loại cây ưa ẩm ướt, ưa bóng râm và ánh sáng xung quanh, do đó bạn nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng vừa phải, không để dương xỉ ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tránh cây bị cháy nắng, và để cây có màu sắc xanh tươi. Bạn có thể trồng cây trong bình thủy sinh hoặc trồng trong chậu để trang trí bàn học, phòng bếp, phòng tiếp khách, trên bệ cầu thang, hoặc trên bàn làm việc, phòng họp.. Cây dương xỉ cao có thể dùng kệ đỡ để tạo dáng đặt ở góc nhà, góc văn phòng.. rất sang trọng và tạo không gian xanh. Trong những không gian hẹp, bạn nên trồng trong các chậu treo để đặt ở ban công, hiên nhà, cửa sổ… Cây còn được sử dụng để tạo tiểu cảnh ở bồn cây, khe nước của hòn non bộ. Với nhiều loại khác nhau, nên dương xỉ còn có thể làm thảm nền, trồng viền lối đi vào nhà, hoặc quanh nhà tạo không gian sinh thái mát mẻ.
Cách trồng và chăm sóc cây
Dương xỉ rất dễ trồng và chăm sóc. Đối với đất trồng, bạn có thể chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng để cây phát triển. Bạn có thể trồng cây bằng gieo hạt hoặc tách cây con. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 21 độ, dương xỉ có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn một chút, nhưng nếu quá thấp cây sẽ không phát triển được. Đối với nhu cầu dinh dưỡng, sau 6 tháng kể từ khi trồng bạn có thể bắt đầu tiến hành bón phân cho cây, không đòi hỏi bón nhiều phân, trung bình từ 2-3 tháng bạn có thể bón cho cây một lần.
Bạn có thể dùng phân NPK pha loãng với nước để tưới cho cây. Cây được trồng thủy sinh, bạn nên thường xuyên thay nước. Đặc biệt dương xỉ là loại cây ưa ẩm, nên bạn cần thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây được xanh tốt. Cần cắt tỉa những lá già và khô để tránh cây bị sâu bệnh cũng như tạo vẻ đẹp cho cây. 1 năm sau khi trồng hoặc lâu hơn tùy vào sự phát triển của cây, bạn nên chuyển cây sang những chậu phù hợp. Nếu không gian nhà bạn cho phép bạn trồng ngoài vườn, bạn nên chọn trồng ở dưới những bóng cây khác, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào, thường xuyên tưới nước để cây có đủ độ ẩm phát triển.
Trên đây mình đã giới thiệu đến các bạn cây dương xỉ, hi vọng bạn sẽ có những chậu cây xinh đẹp cho riêng không gian nhà mình. Chúc các bạn thành công nhé!
Reviews
There are no reviews yet.